Cách ôn ngữ văn 11 cho học yếu
Những điều cần biết khi ôn tập và làm bài thi môn Ngữ văn
Mỗi môn học có những đặc điểm khác nhau, do vậy phương pháp ôn tập thi tốt nghiệp cũng có sự khác nhau, đòi hỏi người dạy, người ôn phải tìm ra được phương pháp ôn tập hiệu quả nhất.
Với môn Ngữ văn, để ôn luyện một lượng kiến thức không phải là nhỏ, đòi hỏi mỗi học sinh phải có một phương pháp ôn tập hợp lý, khoa học.
Cũng như những môn học khác, môn Ngữ văn đòi hỏi người học có cả quá trình dày công tìm tòi, bồi đắp. Vì văn học là nhân học, là đời sống tâm hồn, là kinh nghiệm của học sinh. Kinh nghiệm này không phải qua tuổi đời mà có được mà phải qua văn hóa đọc, qua sự quan tâm các vấn đề chung quanh. Chính vì vậy, hiểu biết của học sinh về cuộc sống, đời sống tinh thần, tâm hồn trong sáng của học sinh là những điều kiện tốt để các em có được bài viết hay và thuyết phục. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và phải chịu trách nhiệm về thi cử của học sinh, tôi và các đồng nghiệp luôn tìm ra những phương pháp để hướng dẫn, gợi mở cho học sinh cách ôn tập môn Ngữ văn đạt hiệu quả cao nhất.
Ðầu tiên, học sinh cần tích lũy kiến thức, học phần nào chắc phần đấy, có như vậy khi làm bài sẽ tránh nhầm lẫn, mơ hồ trong trình bày kiến thức. Bên cạnh đó, chương trình là "đồng tâm", học sinh phải thấy "rừng" trước rồi mới đi vào "từng cây" cụ thể sau. Chính vì vậy, tôi thường hướng dẫn học sinh phải tìm hiểu kiến thức khái quát. Trong chương trình mấy bài khái quát về thời kỳ văn học, giáo viên luôn định hướng cho học sinh cần nhớ những gì để làm kim chỉ nam soi chiếu những phần kiến thức cụ thể về sau. Thí dụ như kiến thức về giai đoạn văn học, thời kỳ văn học, khuynh hướng sáng tác, trào lưu sáng tác, bộ phận sáng tác hoặc đặc điểm văn phong... Tất cả những điều đó học sinh phải nắm được trước khi đi vào tác phẩm cụ thể. Thí dụ đề cụ thể ở lớp 12, để viết bài luận về anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầu tiên học sinh phải nắm được kiến thức chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam là gì hoặc là nắm được giai đoạn văn học kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa anh hùng như thế nào, phục vụ kháng chiến ra sao... Sau đó là nắm kiến thức văn bản cụ thể, nắm kiến thức về chính nhân vật văn học cụ thể.
Kiến thức trong chương trình là vô cùng rộng, chủ yếu thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) là lấy kiến thức trong lớp 12, nhưng kiến thức ở các lớp dưới vẫn là nền tảng. Hiện nay, với phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phổ biến, nếu học sinh chịu khó tìm hiểu sẽ có kiến thức nhưng nếu như không có kỹ năng làm bài thì học sinh sẽ không thành công. Ðầu tiên học sinh cần chú trọng kỹ năng giải quyết từng câu hỏi và từng dạng đề. Kỹ năng đòi hỏi học sinh phải tích lũy chứ không chỉ ngày một, ngày hai mà có được. Song với những học sinh thông minh, chịu khó, dù trong khoảng thời gian không dài vẫn có thể nắm được những yêu cầu cơ bản về kỹ năng.
Nguồn: https://nhandan.vn/tin-tuc-giao-duc/nhung-dieu-can-biet-khi-on-tap-va-lam-bai-thi-mon-ngu-van-174929/
CÁCH HỌC MÔN VĂN HIỆU QỦA, BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH HỌC SINH GIỎI VĂN
Văn học là một môn học đặc biệt. Với hầu hết các em học sinh, văn là môn “không thể nào đạt được điểm cao” được. Có hẳn là như vậy không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những người giỏi đã có phương pháp học tập và chinh phục môn Văn như thế nào, qua bài viết dưới đây.
Học với tâm trạng thoải mái, yêu thích môn học
- Nếu như bạn học với một tâm lí thiếu thoải mái, luôn nghĩ rằng “mình không có năng khiếu học Văn”, “mình không đủ khả năng để hoàn thành tốt bài văn đó” thì bạn sẽ không thể học tốt môn học được. Sự thiếu hứng thú, ngại học, bỏ bê học, chán nản là cản trở lớn mà mỗi người học sinh thường xuyên mắc phải.
Hãy luôn suy nghĩ tích cực, hãy nghĩ rằng “người khác làm được thì mình cũng làm được” , từ đó cố gắng để tiến bộ hơn.
Sự yêu thích môn học sẽ thúc đẩy khả năng tìm tòi, sáng tạo ở người học. Học với niềm say mê, hứng thú giúp các em thoải mái, tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất, đồng thời tự do nêu ra quan điểm của bản thân mà không ràng buộc vào một khuôn khổ nào.
Đọc nhiều sách, tạo thói quen
-Không phải cứ học hết trong sách giáo khoa là giỏi. Việc đọc nhiều sách giúp các em mở rộng kiến thức, xâu chuỗi các giai đoạn Văn học, học tập và rèn luyện khả năng viết của mình thông qua việc học hỏi cách viết của các tác phẩm của các nhà văn lớn.
Ghi chép vào một cuốn sổ về những câu trích dẫn hay, những ý kiến quan điểm em cho là đúng, hay về những phép so sánh đặc sắc,… từ đó vận dụng để nâng cao trình độ viết, cảm thụ văn của bản thân.
Nguồn: https://giasutatdat.edu.vn/tin-tuc/cach-hoc-mon-van-hieu-qua-bi-quyet-tro-thanh-hoc-sinh-gioi-van
THAM KHẢO TÀI LIỆU MÔN NGỮ VĂN 11 TẠI ĐÂY:
HỌC TỐT là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiến thức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chương trình sách giáo khoa hiện hành.
BỔ TRỢ là khóa học giúp học sinh bổ sung, mở rộng kiến thức hoặc cải thiện các phương pháp, kĩ năng làm bài để đạt được hiệu quả học tập tốt hơn.
Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/139/ngu-van-11.html